0377.287.939

Nhiều gia chủ chưa có kinh nghiệm nên khi xây nhà luôn cảm thấy áp lực trước hàng tá việc. Nào là lên kế hoạch xây nhà, dự trù kinh phí, khảo sát vật tư, chọn nội thất… Vất vả nhất là khâu giấy tờ hành chính xin phép xây dựng.

1. Xem tuổi và hướng nhà theo Phong thủy

Trước khi xây nhà nên xem tuổi và hướng nhà theo Phong thủy. Dân gian có câu: ‘Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam’ tựa như một lời đúc kết cho hai việc lớn nhất của đời người vậy. Lựa chọn hướng nhà phù hợp sẽ đem lại nhiều may mắn cho gia chủ. Giúp gia đình hòa thuận, quan hệ xã hội tốt đẹp, tài lộc, sức khỏe dồi dào, thăng tiến…

2. Các loại chi phí

Chi phí xây nhà có rất nhiều khoản. Bạn cần tìm hiểu thật kỹ, ghi ra từng hạng mục để tránh thiếu sót. Đặc biệt, hầu hết công trình nào cũng phát sinh chi phí. Bạn nên dự trù thêm 20-30% số tiền trên tổng ngân sách. Phòng trường hợp đội thêm chi phí bạn cũng không lo vay mượn. Hiện nay với dịch vụ thiết kế và thi công trọn gói bạn không cần lo về khoản phát sinh. Bởi công ty thi công đã bao trọn gói.

Ngoài khoản dự phòng, bạn cần có giải pháp khác. Ví dụ, nếu ngân sách phát sinh quá cao bạn sẽ xoay xở bằng cách nào? Bạn có thể vay mượn từ gia đình, những người thân và bạn bè. Hãy thử liên hệ các nguồn có thể vay và khả năng chi trả. Nếu không thể vay mượn bạn bẻ, người thân, bạn có thể vay ngân hàng. Nhưng cần tính toán cẩn thận tránh tình trạng lãi suất cao mà không có khả năng chi trả.

3. Tham khảo phong cách thiết kế ngoại thất, nội thất trước khi xây nhà

Phong cách thiết kế nội thất là điểm nhấn quan trọng của ngôi nhà. Do đó bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi bắt đầu vào thiết kế và xây dựng. Bạn có thể tham khảo nhà của bạn bè, người thân, hàng xóm. Hoặc các sách báo chuyên ngành để có kiến thức nhất định về thiết kế, phong cách nội thất. Càng tham khảo nhiều càng dễ hình dung ra ngôi nhà lý tưởng.

Lưu ý! Đừng quá tham lam gom tất cả những cái đẹp ở các ngôi nhà khác vào ngôi nhà của bạn. Bởi có thể nó sẽ làm cho ngôi nhà bạn trở nên vụn vặt và rối mắt. Hãy trao đổi ý tưởng của mình với kiến trúc sư, người có chuyên môn. Họ sẽ cho bạn những gợi ý hoặc lời khuyên. Bạn có thể sẽ cần đến chúng để hoàn thiện ý tưởng về ngôi nhà của mình.

4. Bàn bạc cùng các thành viên trong gia đình

Xây nhà là để tất cả thành viên có không gian sống thoải mái hơn. Vì vậy hãy trao đổi với mọi người trước khi quyết định. Vừa giữ hòa khí trong gia đình, vừa tránh xảy ra bất đồng, cãi vã. Ngôi nhà lý tưởng là bao quát các nhu cầu và dung hòa các sở thích của mọi người. Đối với không gian riêng, hãy để mỗi người tự sắp xếp và thiết kế không gian đó.

5. Xác định vị thế của bạn

Bạn là chủ đầu tư, là người chi trả các chi phí cho ngôi nhà của mình. Vì thế bạn hoàn toàn có quyền quyết định. Nhưng bạn cũng cần tôn trọng ý tưởng của kiến trúc sư và đội ngũ thực hiện. Thứ nhất vì họ là người có chuyên môn hơn bạn. Thứ hai là để kết quả mĩ mãn thì quá trình hợp tác cần “dĩ hòa vi quý”. Việc xác định vị thế giúp bạn có cách thức, thái độ làm việc tốt với công ty xây dựng.

6. Chuẩn bị các thủ tục pháp lý

Để được phép xây dựng, phải đảm bảo đủ các điều kiện:
– Khu đất phải được công nhận về mặt pháp lý (GCNQSD đất hoặc GCNQSD đất và QSH tài sản gắn liền đất do CQNN có thẩm quyền cấp) và được cấp phép xây dựng.
– Trường hợp đất dự án thì phải được BDA cấp phép xây dựng dựa trên quy hoạch chi tiết 1/500 của toàn dự án đã được CQNN có thẩm quyền phê duyệt.
– Phải có hồ sơ thiết kế XPXD của đơn vị có tư cách pháp nhân & có chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế công trình
– Đối với nhà ở không thuộc đất dự án, sau khi có giấy phép xây dựng thì phải lập điểm báo xây dựng và báo cáo UBND phường sở tại kế hoạch xây dựng.
– Thực hiện thủ tục hoàn công để hợp thức hóa ngôi nhà của bạn.